Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

ĐỪNG SỐNG VỚI CÁI TÔI QUÁ LỚN

Nếu bạn đã từng tìm hiểu lĩnh vực tâm linh trừu tượng, bạn sẽ có thể phát hiện ra rằng cái tôi thường được nhắc tới với sự coi thường.

Nhiều người tin rằng cái tôi cần phải loại bỏ, bị cấm đoán hay thậm chí bị triệt tiêu. Nhưng liệu chúng ta có cần loại bỏ cái tôi không? Vậy, cái tôi là gì? Và hơn nữa là, bạn có thể học được gì từ chính cái tôi của bạn?

CÁI TÔI LÀ GÌ?

Nói một cách cơ bản, cái tôi là sự nhận diện của bạn, hay là chính cái người mà bạn nghĩ bạn là.

Cái tôi của bạn thường được dựng lên bởi một cái tên, một tính cách và một câu chuyện. Bên trong câu chuyện cá nhân này là một tập hợp những ký ức, niềm tin, dấu ấn và cảm giác về việc bạn là ai, bạn đến từ đâu, bạn giỏi hay dở cái gì, bạn đã trải qua những gì, và vô số những điều tương tự như thế.


CÁI TÔI VÀ TÍNH HAI MẶT

Cái tôi là một tấm màn che giữa những gì bạn nghĩ bạn là và những gì bạn thực sự là. Bạn sống bên dưới sự ảo tưởng của tâm trí, hoàn toàn không ý thức được rằng bạn bị dẫn dắt bởi gánh nặng cực kỳ to lớn của những câu truyện – Isira Sananda

    Cái tôi của bạn được tạo thành và vẫn còn đang được nắm giữ bởi bạn tin rằng bản thân tách biệt so với người khác và cả cuộc sống. Nói cách khác, cái tôi của bạn tin rằng bạn chắc chắn ở đây, và người khác chắc chắn ở đó. Bạn có một thân thể, cuộc sống và cá tính khác biệt rõ rệt so với người khác. Do đó, đối với cái tôi, bạn không giống người khác. Bạn khác biệt. Hay đó là những điều mà suy nghĩ của bạn vẫn hay nói dối bạn.

    Kết quả từ việc được dạy bảo (hoặc được uốn nắn) để bạn tin bản thân là một cá thể tách biệt, dẫn đến bạn trải qua nỗi sợ và đau khổ. Thay vì đơn giản trải nghiệm cuộc sống trong sự thuần khiết và nguyên vẹn của nó, bạn lọc cuộc sống qua tâm trí của mình. Bạn được dạy để sống cuộc sống trong tính hai mặt. Về bản chất, tính hai mặt là trạng thái của sự chia cắt – nó là tính đối nghịch của thực tại. Nó là sản phẩm của tâm trí. Về cơ bản, đối với tính hai mặt, chúng ta phân hóa và chia cắt cuộc sống.


    Ví dụ về tính hai mặt bao gồm việc lọc cuộc sống qua thấu kính của “đúng/sai”, “giỏi/tệ”, “tốt/xấu”, “trong sạch/tội lỗi”, “yêu/ghét” v.v.  Với việc sống trong tính hai mặt khiến  ta tạo ra lượng đau khổ không được kể đến đối với bản thân vì lâu rồi chúng ta không mở lòng với cuộc sống. Thay vào đó, cuộc sống của ta trở thành trung tâm xung quanh sự phán xét, kết tội và sợ hãi. Điều đó khiến ta làm xa lánh và phá hủy những người mà chúng ta thấy “dở”, “sai” và “tội lỗi” để bảo vệ quan điểm của chúng ta về những cái được cho là “đúng” và “trong sạch.”

    Chúng ta càng bị quy phạm vào tính hai mặt sâu bao nhiêu thì càng trải qua những vấn đề như lòng căm ghét, sự giận dữ, thất vọng, hoang tưởng, lo âu và lầm đường bấy nhiêu. Chúng ta không chỉ chia rẽ bản thân khỏi người khác, mà còn ngăn cách với chính mình. Bất cứ điều gì bên trong được cho là xấu ác/tệ/sai trái/tội lỗi chúng ta giữ kín, kìm nén và phủ nhận sự hiện diện của nó. Dẫn đến năng lượng bị kìm hãm, mặt tối của chúng ta lớn lên thể hiện nhiều hơn trong những mối quan hệ và lan rộng ra thế giới.

Thế giới vật chất của chúng ta là một biểu hiện của sự đau khổ tích tụ bên trong. Cuộc sống của chúng ta là một biểu hiện của sự trống rỗng bên trong. Nhìn một cách đơn giản vào bảo lực, tội phạm, nghèo đói, tham lam, mù quáng, suy yếu tinh thần và sự suy thoái môi trường chỉ ra cho sự lạc lối sâu sắc của chúng ta ngay cuộc đua. Chúng ta bị lạc lối vì mất đi tính liên kết với sự thật và việc chúng ta là ai.

Ý NGHĨ ĐIÊN RỒ CỦA VIỆC CHO RẰNG CÁI TÔI LÀ ÁC QUỶ

    Trong việc làm sáng tỏ điều này, chúng ta dễ dàng có thể bắt đầu tin rằng cái tôi là xấu. Trong thực tế, một vài thầy tâm linh giao giảng rằng cái tôi cần “bị loại bỏ”. Nhưng có người cho biết: Đây chỉ là một trò đùa khác của tâm trí! Tôi đã nghe quá nhiều người trong cộng đồng tâm linh chỉ trích cái tôi và nói về nó với sự phẫn nộ. Tuy nhiên, việc tin rằng cái tôi là “xấu” và cần “bị loại bỏ” chỉ là sự phản ảnh của một tâm trí bị tắc nghẽn trong tính hai mặt.

    Cái tôi không “tốt”, cũng chẳng “xấu”, nó đơn giản là nó mà thôi. Chúng ta cần nhận ra rằng cái tôi đơn giản chỉ là một công cụ. Cái tôi tồn tại như một cơ chế sinh học tồn tại. Cái tôi cũng tồn tại như một phương tiện cho sự phát triển tâm linh của chúng ta; giúp chúng ta trở nên ý thức về chính sức mạnh, tình yêu và tính duy nhất của bản thân mình. Cái tôi là một cánh cửa dẫn đến con đường mà chúng ta có thể trở lại BẢN CHẤT THỰC SỰ của mình.

TẠI SAO CÁI TÔI KHÔNG PHẢI LÀ BẠN

    Bạn có lẽ đã nghe câu này này trước đây: “Cái tôi là một sự ảo tưởng.” Điều này có nghĩa là gì?

    Cái tôi là một ảo tưởng, và do đó nó không thực sự là bạn vì nó luôn thay đổi. Nói cách khác, bất cứ cái gì ở bên trong bạn lệ thuộc vào sự ra đời, thay đổi và sự suy tàn có thực sự là bạn không?

    Hãy thử một thí nghiệm sau. Viết xuống một mẩu giấy bạn nghĩ bạn là ai. Bạn có thể dừng đọc lúc này và quay trở lại đọc tiếp bài viết này sau khi bạn kết thúc.

    Hãy nghỉ một lát. Và thực sự làm điều kia. Hãy làm bài thí nghiệm ngay lúc này.

    Bây giờ bạn đã làm bài thí nghiệm, hãy đọc lại bài viết của bạn. Có khả năng, bạn sẽ viết một thứ gì đó giống như “Tôi là Jane Doe. Tôi là vợ, mẹ, và bạn. Tôi là một lính cái hỏa, một kẻ mơ mộng và một người tìm kiếm tâm linh. Tôi 38 tuổi, có 3 đứa con và là một họa sĩ lành nghề.”

    Hãy xem lại mô tả của bạn đi? Đây là câu chuyện của chính cá nhân bạn, nền tảng cuộc sống của bạn, về những gì bạn nghĩ bạn là.

    Cái tôi là một sự ảo tưởng vì nó đơn giản là: một câu chuyện – một câu chuyện được tạo ra trong tâm trí.


    Hãy sử dụng một vài câu hỏi tự vấn và áp dụng những câu hỏi này vào câu nói của bạn:

  • Bạn có thể là một cái tên không nếu nó có thể dễ dàng bị thay đổi? Bạn có thể được sinh ra trong một gia đình khác với một cái tên khác.
  • Bạn có thể là một thân thể không nếu nó luôn bị lão hóa, thay đổi, phân hủy và bị thay thế với những phần khác. Những mô máu đỏ của bạn sống được 4 tháng, máu trắng của bạn sống được hơn một năm, da của bạn sống được khoảng 2 – 3 tuần… tất cả các mô bên trong bạn luôn chết đi và tái tạo lại mới. Bạn có thể thực sự là cơ thể bạn không hay trông như thế nào khác?
  • Bạn có thể là một nét tính cách không khi nó luôn thất thường và biến đổi? Hãy nghĩ lại tính cách của bạn 5 năm trước đây, rồi 15 năm trước đây. Nó có giống tính  cách mà bạn có bây giờ không?
  • Bạn có thể là cảm xúc của bạn không khi chúng luôn đến và đi, suy sụp và trôi chảy? Không chỉ thế, bạn có thực sự kiểm soát được cảm xúc của mình không? Chúng đến từ đâu? Bạn có thực sự kiểm soát được chúng không?
  • Bạn có thể là suy nghĩ của bạn không khi chúng luôn thay đổi? Không chỉ vậy, bạn có thực sự kiểm soát được những suy nghĩ của mình không? Chúng đến từ đâu? Bạn có thực sự kiểm soát được chúng không?
  • Bạn có thể là niềm tin của bạn không khi những gì bạn tin 10 – 30 năm trước đây không còn là những điều mà bạn tin hiện tại? Niềm tin của bạn luôn bị ảnh hưởng bởi điều kiện, sự trưởng thành và xã hội… làm cách nào mà chúng có thể là bạn hay của bạn cơ chứ?
  • Bạn có thể là những kí ức của bạn không khi chúng đến, đi và thậm chí thay đổi? Bạn có biết có những thứ như kí ức sai lầm không? Khi nhớ về quá khứ, tâm trí có một trí giác tinh tế và đầy sắc màu bị lệ thuộc vào sự thay đổi và sự thay thế. Kí ức của bạn có thể là bạn được không?

Như chúng ta có thể thấy, mọi thứ mà chúng ta tin chắc không thực sự là chúng ta. Vậy chúng ta thực sự là gì? Còn điều gì phía trước?

SỰ HIỆN DIỆN ĐÓ LÀ GÌ?

Có điều gì chứng kiến mọi thứ xảy đến trong cuộc đời bạn chưa? Điều gì chưa bao giờ thay đổi? Đâu là trọng tâm chính của cái người mà chúng ta là?

Khám phá câu hỏi này một chút và bạn sẽ nhận ra rằng nó là:

Ý thức.

Ý thức là kết cấu của mọi thứ. Trong thực tế, thậm chí khoa học đã chỉ ra rằng trọng tâm của mọi sự vật là năng lượng rung chuyển ở những tần số khác nhau. Trong trải nghiệm loài người, sự hiện diện, ý thức hay tinh thần biểu hiện chính nó như năng lượng hình thành mọi hình thức.

    Thật khó để thực sự biểu đạt trải nghiệm này, vì sự giới hạn của ngôn ngữ. Cách dễ nhất để trải nghiệm sự hiện hữu đó là bạn, và luôn là bạn, qua thiền định. Thiền hay làm tĩnh lặng tâm trí giúp bạn trở nên ý thức một cách cơ bản về những suy nghĩ và không gian ẩn trong những suy nghĩ đó. Không gian đó là bạn.

    Một cách thông thường khác mà loài người từ thời điểm sơ khai đã từng trải nghiệm sự thật của sự tồn tại là qua thực vật và pha trà,  chẳng hạn như Cây Thức Thần (Ayahuasca), nấm Psilocybin và xương rồng ma túy (Peyote). Mặc dù nó hữu ích để lấy những loại thảo dược như thế, nhưng nó không bắt buộc. Những loại thực vật này chỉ đơn giản là con đường dẫn vào sự trải nghiệm vũ trụ và tâm linh mà chúng ta ở đó.

 LÀM THẾ NÀO ĐỂ GỠ RỐI CHÍNH BẠN KHỎI MẠNG ẢO TƯỞNG


    Sẽ mất một khoảng thời gian để bạn thực sự nhận ra rằng bạn không phải là cái tôi của bạn, và đôi khi sẽ khó hơn rất nhiều để hợp nhất khám phá này trên một mức độ sâu sắc. Sẽ rất khó để bạn chấp nhận rằng mọi thứ bạn tin bạn là đều sai. Trong thực tế, chẳng có gì ngạc nhiên nếu bạn trải qua nhiều sự bất bình trong bài viết này. Đây là điều bình thường.

    Công việc của cái tôi là để bảo vệ chính nó và để bạn tin rằng bạn tách biệt với mọi người và cả cuộc sống. Khi trải nghiệm trạng thái vô ngã đó chính là khai phóng, có thể xuất hiện khiến bạn lần đầu vô cùng thất vọng và nản chí. Không có “tôi” và “bạn” liệu có có còn điều gì đáng khao khát hơn chăng? Đây là một câu hỏi thường gặp.

    Để hiểu được điều này, bạn phải trải nghiệm sự tự ý thức. Nếu không trải nghiệm sự thật mà bạn là, sự tìm kiếm tâm linh trở thành vận dụng hoàn toàn bằng trí óc và thiên về việc phá hoại nỗi sợ. Tuy nhiên, khi bạn trải qua dù chỉ một khoảnh khắc đơn thuần của sự ý thức, bạn sẽ khám phá ra bản thân trong trạng thái tự do, nguyên vẹn, bình yên, lòng trắc ẩn, sự bao dung và yêu thương nhiều nhất có thể. Trong thực tế, ý thức tự nó là hiện thân của tình yêu, sự bình yên và sự tự do. Bạn là sự hiện thân này. Bạn là sự thật mà bạn đang tìm kiếm.

    Gỡ rối bản thân từ những ảo tưởng là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì, tự kỷ luật, và tận hiến. Quá trình này không phải dành cho những người theo phong trào tâm linh, nó dành cho những người tìm kiếm tâm linh thực sự.

    Dưới đây là một vài sự thực hành tâm linh hữu ích mà sẽ giúp bạn kết nối lại với sự thật về con người bạn là ai:

  1. Đọc những câu hỏi vấn ngã (self-inquiry) bên trên một cách thường xuyên. Hỏi bản thân bạn “Điều này (điều mà tôi nghĩ là tôi) có thực sự là tôi hay không?” Mặc cho những cảm xúc, suy nghĩ, cá tính và thân thể đã được kinh qua, chúng không thực sự là bạn vì chúng lệ thuộc vào sinh-tử và sự thay đổi.
  2. Thực hành thiền kim cương để giải phóng bất kì năng lượng suy nhược nào bên trong bạn.Hãy làm điều này trước thiền truyền thống để thực hành nó dễ dàng hơn.
  3. Thiền mỗi ngày. Cố gắng 15 phút đầu, sau đó chuyển thành 30 phút. Nhớ là: mục đích của việc thiền định không phải là đến bất cứ đâu hay đạt được bất cứ điều gì. Nó chỉ đơn giản là thực hành ngồi với bất cứ cái gì xảy đến với bạn.
  4. Hãy thường xuyên khẳng định bản thân bạn, “Tôi là ý thức” xuyên suốt mỗi ngày. Cảm nhận rằng sự thật ẩn trong xương bạn và trọng tâm với mỗi hơi thở.
  5. Khám phá cách mà cái tôi ảnh hưởng lên cuộc sống của bạn với sự thấu cảm. Bạn có thể làm điều đó bằng cách đọc những bài viết giống như thế này. Tôi biết bạn sẽ nhận thấy vài thứ cuốn hút.
  6. Đọc vào những trải nghiệm của quá trình thức tỉnh tâm linh để có hướng dẫn sâu hơn.
  7. Thực hành chánh niệm trên nền tảng mỗi ngày. Chánh niệm là một sự thực hành thiết yếu sẽ giúp tạo nền móng cho bạn cho thời điểm hiện tại.

    Con đường tâm linh là một con đường đòi hỏi sự dũng cảm, sự trung thực và sự sẵn lòng để thoát ra khỏi những gì bạn không thuộc về. Cái tôi là gì? Cái tôi là một người thầy, một người thầy mà bạn sẽ mang theo mỗi ngày. Khi được nhìn vào ánh sáng này, cái tôi là người thầy quyền năng và cố chấp nhất chúng ta phải thức tỉnh để hướng đến sự thật luôn ở đó, và sẽ luôn ở đó.

Nguồn: Lonerwolf

Người dịch: Vy Hoshi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét